TỰ HỌC DIGITAL MARKETING

Dưới đây là tất cả kiến thức chất lượng về marketing, digital marketing cho bạn tự học..!

SEO onpage Youtube là gì? Checklist SEO youtobe
SEO onpage Youtube là gì? Nếu bạn đã từng làm SEO cho website hay youtube sẽ nhận ra 1 điều rằng, chỉ cần nội dung video mình tốt, tập trung tối ưu seo onpage nữa, thì video cũng đủ để lên top rồi, chưa cần đi backlink, seo offpage làm gì.

Và thực tế khi mình bắt đầu làm affiliate với youtube mình cũng hoàn toàn không biết 1 tí gì về seo offpage hay đi backlink, chỉ tập trung vào tối ưu onpage nhưng các video cũng lên và giữ top rất nhiều từ khóa.

Trong bài này, mình sẽ hướng dẫn các bạn 11 yếu tố – theo mình, nó ảnh hưởng nhất tới và cần tập trung tối ưu nhất với seo onpage youtube.

Seo onpage youtube là gì?

SEO Onpage Youtube là toàn bộ những việc bạn phải làm trong quá trình tạo video, trước khi bấm vào nút xuất bản video. Ví dụ như tối ưu “tiêu đề, mô tả, thẻ tag, tối ưu kênh,…”.

Cụ thể hơn là như nào, hãy cùng đọc 12 yếu tố ảnh hưởng tới seo onpage youtube nhất 2019 theo kinh nghiệm cá nhân của mình, theo gợi ý của vidIQ và Youtube dưới đây.

checklist-toi-uu-video-youtube

11 yếu tố cần tối ưu cho seo onpage youtube 2019

1. Tối ưu tiêu đề trong 60 ký tự đầu tiên

Tiêu đề video luôn luôn là điểm cần lưu ý đầu tiên trong tối ưu onpage youtube.

Theo vidIQ, 1 tiêu đề tốt là trong 60 ký tự đầu tiên phải chứa đầy đủ nội dung, thông tin, từ khóa trong đó. Vì sao?

Mình lấy luôn ví dụ, bạn search ‘cách giảm cân’ trên giao diện Laptop hoặc PC, tiêu đề video chỉ hiện ra khoảng 50 ký tự đầu tiên, sau là dấu …, và khi bạn search trên điện thoại, tiêu đề hiện ra khoảng 60 ký tự.
checklist-toi-uu-video-youtube
Tiêu đề trên giao diện PC chỉ hiện khoảng 50 ký tự
Ok, bạn thử test cả trên PC và mobile xem đúng ko nhé!

Một mẹo nữa để tăng CTR (tỉ lệ click vào video) là trong tiêu đề nên chứa yếu tố định lượng, như ’10 cách, 15 mẹo, 19 lưu ý…’, hoặc chứa các cụm từ gây sự thu hút, chú ý, như ‘[CẢNH BÁO], [TIẾT LỘ], [SỰ THẬT]’ …

2. Ảnh thumbnail (hình thu nhỏ tùy chỉnh) của video

Ảnh thumb cho video là yếu tố quan trọng thứ 2 sau Tiêu Đề, giúp tăng CTR cho video rất tốt.

Hãy ngưng cách dùng ảnh thumb mặc định của video, hay làm ảnh 1 cách cẩu thả, thiếu tính thu hút.

Bây giờ có rất nhiều nền tảng thiết kế online giúp bạn nhanh chóng tạo được 1 ảnh thumbnail video đúng kích cỡ, bắt mắt. Nền tảng mình hay sử dụng nhất là Canva.
Nếu bạn không có gu về thiết kế, bí ý tưởng (kiểu như mình) thì cách tốt nhất là đi spy xem đối thủ làm thế nào, rồi mình học hỏi theo thôi. (học hỏi chứ không phải là sao chép 100% nhé).

3. Mô tả khi seo youtube

Công thức mình thường làm cho 1 mô tả của video là như này:

  • Sao chép lại tiêu đề
  • Link Affiliate mua sản phẩm.
  • Mô tả ngắn cho sản phẩm, khoảng 500 – 1000 ký tự.
  • Link Theo dõi kênh, kèm kêu gọi mọi người Like, Share, Theo dõi kênh.
  • Các link trỏ về FB cá nhân, Fanpage, Group, Website,…
  • Hashtag cho video.

Youtube mới cập nhật tính năng này vào 2018, mỗi video bạn có thể thêm tối đa 3 hashtag.

Để thêm hashtag bạn chỉ cần thêm dấu # đằng trước từ khóa là được.

Hashtag nên có liên quan tới tiêu đề video (nhưng không nên trùng 100%), liên quan tới sản phẩm.

4. SEO youtube có cần Thẻ tag không.

Youtube cho phép phần thẻ tag tối đa là 500 ký tự, nhưng các bạn không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào trong đó mà không có sự phân tích, sắp xếp cụ thể.

Cách tìm và thêm thẻ tag hiệu quả nhất là sử dụng các công cụ phân tích từ khóa, chọn ra các từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất hàng tháng để thêm vào.

Công cụ gợi ý: https://keywordtool.io/
SEO onpage Youtube là gì? Checklist SEO youtube
Sử dụng Keywordtool giúp bạn tìm được các từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất hàng tháng trên youtube và google.

5. Share video lên các nền tảng Social.

Phần này mình khuyến nghị các bạn sử dụng công cụ IFTTT, 1 công cụ miễn phí nhưng rất bá đạo.

IFTTT sẽ tự động share video của bạn lên hàng chục nền tảng Social khác mỗi khi bạn xuất bản 1 video trên kênh youtube mà không cần phải làm gì thêm.
SEO onpage Youtube là gì? Checklist SEO youtube
IFTTT tự động share video của bạn lên hàng chục nền tảng khác nhau.

Nếu bạn không biết sử dụng công cụ này thì có thể tự share bằng tay, bằng cách bấm vào nút ‘Chia sẻ’ ở bên dưới video, và share lên các nền tảng được youtube gợi ý trong đó.

seo-onpage-youtube
Share video lên các nền tảng được Youtube gợi ý
Tất nhiên là trước đó bạn phải tạo các tài khoản này trước đã. Một lưu ý trước khi các bạn bắt tay vào tạo, đó là tất cả các nền tảng đều phải đồng bộ từ Tên, Avatar, có mô tả ngắn nhưng đầy đủ, có link trỏ về kênh Youtube, website (nếu có).

6. Thêm thẻ cho video

Thẻ, ở phần này nghĩa là tới 1 thời gian nhất định nào đó do bạn chọn, video sẽ xuất hiện 1 thanh điều hướng sang nội dung khác. Bạn được thêm tối đa 5 thẻ trong 1 video.

Bạn có thể điều hướng tới 1 video hoặc 1 danh sách phát, điều hướng tới 1 kênh khác, 1 cuộc thăm dò ý kiến, hoặc 1 liên kết (nếu kênh đã được bật kiếm tiền).

SEO onpage Youtube là gì? Checklist SEO youtube

Ví dụ như hình bên dưới, ở giây thứ 35, mình chèn thẻ qua 1 video khác, và khi video chạy tới giây thứ 35 sẽ có 1 thanh xuất hiện trên đầu video như hình.
SEO onpage Youtube là gì? Checklist SEO youtube

7. Thêm màn hình kết thúc.

Tương tự với phần thêm Thẻ, thêm màn hình kết thúc cũng là 1 gợi ý của vidIQ trong các checklist giúp tối ưu hóa onpage cho video.

Bạn có thể sử dụng các mẫu có sẵn của Youtube hoặc lấy mẫu từ video bạn đã làm trước đó.

SEO onpage Youtube là gì? Checklist SEO youtube
Theo gợi ý của vidIQ, thêm Màn hình kết thúc cho video là 1 trong các checklist giúp tối ưu cho video hơn.
Phần 6&7, thêm Thẻ và Màn hình kết thúc cho video là các gợi ý của của vidIQ trong checklist các yếu tố giúp tối ưu hơn cho video.

Thường thì nếu siêng mình sẽ làm phần này, hoặc muốn điều hướng sang 1 video nào đó. Còn không thì mình rất ít khi làm 2 bước này, vì số lượng video mình làm nhiều, để làm thêm 2 bước này sẽ khá tốn thời gian và mất công.

8. Bình luận Checklist SEO youtube

Có 2 yếu tố bạn cần lưu ý trong phần bình luận

GHIM 1 BÌNH LUẬN
Phải có 1 bình luận được ghim lên top. Ở đây để làm cho nhanh, thường mình sẽ copy toàn bộ phần mô tả để cmt xuống, xong ghim lên top.

LIKE, THẢ TIM VÀ PHẢN HỒI TẤT CẢ CÁC BÌNH LUẬN
Phần này mình nghĩ nó cũng giống thuật toán của FB thôi, 1 video mà có nhiều lượt tương tác, phản hồi chắc chắn sẽ được ưu tiên hiển thị hơn 1 video không có gì cả.

Vậy thì đừng nên tiếc 1 vài giây để like, tim và rep tất cả các bình luận của người dùng trên video của bạn nhé.

9. Đã được thêm vào một danh sách phát (playlist).

Trước khi tiến hành tạo video, bạn phải tạo sẵn 1 playlist và tối ưu cho playlist đó như tiêu đề, mô tả, link afffiliate mua hàng.

Thêm video vào playlist giúp tăng đáng kể điểm SEO onpage video của bạn trước khi xuất bản.

10. Kênh đã được bật kiếm tiền

Tương tự bên website có check list tuổi đời website, web tuổi đời càng cao thì càng ảnh hưởng tới xếp hạng.

Thì Youtube cũng có 1 checklist gần giống như vậy, đó là kênh đã được bật kiếm tiền sẽ được ưu tiên hơn các kênh mới tạo, chưa được BKT.

Nhưng có nên BKT cho kênh khi làm Affiliate không?

Cá nhân mình thì không. Không được bao nhiêu tiền mà còn ảnh hưởng đến trải nghiệm người xem.

Bỏ 1 checklist này đi và tối ưu các checklist còn lại cũng là 1 hướng hay.

11. Thêm hình mờ thương hiệu vào video.

Phần này mình có hướng dẫn trong phần Tạo kênh và tối ưu kênh youtube ở bài trước.

Kết luận Checklist SEO youtube

Trên đây là 11 yếu tố giúp bạn tối ưu cho video của mình tốt hơn, từ đó giúp thứ hạng xuất hiện trên youtube của bạn được cải thiện hơn.

Các yếu tố này một phần là từ kinh nghiệm cá nhân, 1 phần là từ gợi ý của vidIQ và 1 phần là gợi ý của Youtube

Cá nhân mình thì đang tập trung vào các yếu tố này là chính: Tiêu đề, mô tả, thẻ tag, ảnh thumb, Share social, Playlist và bình luận.

Ngoài ra, còn 3 yếu tố để video của bạn lên top nữa đó là: ĐÚNG – ĐỦ – ĐỀU.

Làm ĐÚNG theo các checklist trong bài viết này; làm ĐỦ lượng từ khóa chứ không spam quá nhiều hoặc quá ít; và làm ĐỀU, đều đặn 1 video/ngày hoặc 3 video/tuần hoặc 1 con số nào đó theo KPI bạn tự đặt ra.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp mọi người được thêm nhiều kiến thức mới.
Liên hệ

1. Chọn sản phẩm để chạy, mỗi sp làm từ 3-5 video. Nếu siêng nên làm từ 7-10 video/sp

2. Tạo playlist cho sp đó. Đưa tất cả video vào playlist để nó hỗ trợ seo và đề xuất cho nhau.

3. Lấy pre-ldp có sẵn làm content, hoặc lên google kiếm bài viết về sp đó đưa vào tool làm content.

---------
Các từ khóa mình thường dùng cho 1 sp:
Ví dụ sản phẩm Chocolate Slim giảm cân. Lọc và tìm ra 10 từ khóa có tỉ lệ tìm kiếm cao nhất về sp. Dựa trên các từ khóa này để đặt tiêu đề cho video luôn.

1. Các từ khóa liên quan đến công dụng của sp -> giảm cân
+ cách giảm cân hiệu quả tại nhà
+ cách giảm ...kg sau ...tuần tại nhà
+ ...

2. Các từ khóa về sp -> chocolate slim + review/ đánh giá/ là gì/ giá bao nhiêu/ mua ở đâu/ có thực sự hiệu quả/ sản xuất ở đâu/ sử dụng ntn/ lừa đảo? ....

3. Các tiêu đề dựt tít, sốc, chém gió
+ bệnh xxx nặng đến mấy cũng khỏi nhờ loại thuốc ... thần thánh này
+ .....
-------------
Tạo video xong thì cần seeding điều hướng giống fb nữa. Ae có thể tự tạo 5-10 kênh phụ vào cmt seeding, rồi lấy kênh chính rep lại.
Các bước làm video Youtube chiến CPO với Adflex.

Hãy tập trung vào từ khóa mang lại chuyển đổi cao, chứ không phải từ khóa có nhiều lượng search.

TỪ KHÓA MANG LẠI CHUYỂN ĐỔI CAO LÀ GÌ?

Từ khóa mang lại chuyển đổi cao có 2 loại
Các từ khóa dạng "mua ở đâu/bán ở đâu, có tốt không, đánh giá/review, giá bao nhiêu, phân biệt thật giả, cách dùng..."
Các từ khóa dài, bằng cách thêm các thành phố, địa điểm đằng sau; thêm các đặc tính sản phẩm, nhu cầu...
Ví dụ: 'kichmen 1h mua ở đâu' thì có thể thay bằng 'kichmen 1h mua ở đâu tphcm', 'kichmen 1h chính hãng tphcm' ...

VÌ SAO NÊN CHỌN CÁC TỪ KHÓA MANG LẠI CHUYỂN ĐỔI CAO?

Câu trả lời đơn giản nhất mà nó nằm luôn trong câu hỏi, đó là vì nó mang lại chuyển đổi cao.
Đùa thôi, phân tích 1 tí về kĩ thuật và hành vi khách hàng.
Các dạng từ khóa dài sẽ dễ lên top hơn các từ khóa ngắn.
Đơn giản là nếu bạn làm 2 từ khóa: kichmen 1h và kichmen 1h mua ở đâu tphcm thì chắc chắn từ 'kichmen 1h' ko bao giờ lên top trước từ kia được.
Và 1 điều nữa, từ khóa kichmen 1h mua ở đâu tphcm luôn mang lại chuyển đổi cao hơn.
Như hình bên dưới, từ khóa kichmen 1h có tới 52k lượt tìm kiếm trên youtube hàng tháng, nên sự cạnh tranh của nó cực kì cao. Các từ còn lại chỉ vài trăm lượt/tháng
Thuật toán 'gợi ý các từ khóa liên quan' của youtube và hành vi người dùng.
Như hình, phần lớn chúng ta sẽ bấm vào gợi ý của youtube chứ ít khi search cụm từ 'kichmen 1h' rồi enter luôn.
---------------------------------------------

Kĩ thuật chọn từ khóa này áp dụng cho cả website và youtube.

-----------------------------
Mình viết bài này vì nhiều anh em hỏi, tại sao video lên top các từ khóa chính rồi mà lại không có chuyển đổi, thì chắc đó là các từ khóa không mang lại chuyển đổi tốt.
Hãy tập trung các từ khóa dài, các từ khóa cung cấp nhiều thông tin hơn về sản phẩm, đặc tính, địa lý,... tỉ lệ chuyển đổi sẽ tốt hơn.


Chắc hẳn anh em chạy Facebook Ads ai cũng đã từng thấy các quảng cáo hứa hẹn đem đến 1000 đơn/ngày, tiếp cận chính xác tệp khách hàng tiềm năng, tối ưu chi phí bằng cách chạy quảng cáo Facebook bằng UID. Vậy những điều này có thật sự đúng hay không? Trong bài viết này mình sẽ phân tích cho các bạn hiểu thật kỹ về cách chạy này và hiệu quả thật sự của nó để tránh bị hoang mang trước các bài quảng cáo thần thánh hoá và bỏ tiền mua các công cụ này để rồi không được đạt kết quả như mong đợi mà thâm chí còn bị ban cả tài khoản.
CHẠY QUẢNG CÁO FACEBOOK BẰNG TỆP UID CÓ HIỆU QUẢ?

Facebook UID là gì?

Để nắm được bài viết thì trước tiên mình sẽ làm rõ cho các bạn một số khái niệm trước khi đi vào giải thích phương pháp hoạt động của cách chạy quảng cáo Facebook bằng UID.

Facebook UID là viết tắt của user ID (UID), nó chính là mã định danh của người dùng trên Facebook. Khi bạn tạo mới một tài khoản Facebook, thì Facebook sẽ cấp cho bạn một mã định danh ví dụ: https://facebook.com/1234567890 thì dãy số cuối cùng chính là UID. Sau này bạn có thể chon lựa thay bằng username để đường link Facebook trở nên thân thiện hơn và dễ dàng chia sẻ với bạn bè.

Ví dụ cụ thể: facebook mình là https://www.facebook.com/longlacleo thì mình cũng có thể truy cập bằng Link UID: https://www.facebook.com/100001083054998
Và dãy số: 100001083054998 chính là UID của mình.

Bạn có thể vào đây để kiểm tra UID của bạn.

Ngoài ra Facebook UID thì con nhiều loại ID khác như ID của nhóm, trang, hình ảnh, bài viết,….

Facebook UID dùng để làm gì?

Facebook UID dùng để quảng cáo đến đúng đối tượng mục tiêu cần nhắm đến.

Ví dụ: bạn bán khoá học tiếng Anh IELTS online thì có thể nhắm đến các group tự học IELTS, các Fanpage về IELTS rồi quét UID của họ, rồi bạn có thể lấy UID của những người đó tạo thành Tệp tùy chỉnh và tiếp cận trực tiếp đến họ. Tuy nhiên, ngày 04/06/2015, Facebook đã chính thức cấm việc quảng cáo thông qua Tệp tùy chỉnh có tích hợp UID người dùng lẫn các email với đuôi @facebook.com.

Facebook nêu lý do việc cấm cấm việc quảng cáo thông qua Tệp tùy chỉnh có tích hợp UID người dùng lẫn các email với đuôi @facebook.com như sau: “Đây là một trong những thay đổi nhằm bảo đảm chất lượng quảng cáo cũng như việc nguời dùng tuân thủ điều khoản dịch vụ khi sử dụng Custom Audience”. Một yếu tố khác, đó là nhà quảng cáo dùng quá nhiều công cụ để truy quét UID, gây “áp lực” hiển thị quảng cáo nhiều lần đến người dùng Facebook.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Facebook đã đưa ra rất nhiều tính năng mới được tích hợp trong Tệp đối tượng tùy chỉnh để nhà quảng cáo có thể tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu hơn, cũng như tối ưu hóa chi phí marketing. Bạn có thể tham khảo thêm các tạo các tệp đối tượng tuỳ chỉnh, đối tượng tương tự (lookalike audience) để tăng hiệu quả quảng cáo. Mình sẽ có bài viết chi tiết hơn về vấn đề này.

Vậy quảng cáo Facebook bằng UID hoạt động như thế nào?

Thông thường bạn sẽ cần 2 bước:

Thứ nhất bạn cần quét UID của một nhóm tiềm năng, một bài viết, hoặc một fanpage đối thủ nào đó.
Thứ hai bạn cần kiếm cách up danh sách UID này lên để tạo tệp Custom Audience rồi chạy quảng cáo với tệp này.

Như vậy bạn sẽ cần 2 công cụ 1 cái để quét UID, 1 cái để up danh sách UID này lên Facebook Ads để sử dụng chạy quảng cáo. Đây sẽ là lúc mà bạn phải mất phí để mua tool từ những người cung cấp. Câu hỏi đặt ra là tại sao Facebook chặn hình thức quảng cáo bằng UID rồi mà tool của họ vẫn chạy được? Theo mình hiểu cách mà các tool này hoạt động sẽ như sau:

Đầu tiên bạn sẽ quét UID từ group với tỉ lệ ra UID cực cao hơn 90%, và hầu hết các tool quét UID này là miễn phí, nếu ai kêu bạn mua thì thôi dừng lại ngay đi nhé bạn có thể down tool miễn phí tại đây

Công cụ quét facebook UID

Sau đó tool thứ 2 sẽ có trách nhiệm chuyển hoá số lượng UID này thành tệp khách hàng, dĩ nhiên lúc này tỉ lệ sẽ không còn cao nữa. Vì sao? Hầu hết các bạn đã từng lọc UID đều biết rằng sẽ có tỉ lệ nhỏ người dùng để công khai email và sdt, và khi quét UID bạn sẽ thấy được những thông tin này. 

Và tool này sẽ up danh sách những người để công khai email và sdt này lên để tạo tệp khách hàng tiềm năng cho bạn. Vì Facebook vẫn cho phép nhà quảng cáo up danh sách email và số điện thoại của những khách đã mua hàng nhằm hỗ trợ các nhà quảng cáo tạo được tệp đối tượng tương tự hiệu quả. 

Như vậy những UID không ra sdt và email thì sẽ không thể chuyển đổi thành công thành tập đối tượng cho bạn được. Tỉ lệ chuyển đổi theo mình thấy dao động trung bình tầm 30%. Một số nơi cam kết 60% – 80% do họ có big data để đối chiếu thì mình cũng không biết data đó có chính xác hay không vì mình không thể kiểm chứng được.

Vấn đề đặt ra là bạn có chắc chắn cái tệp Custom Audience được tạo ra kia là chính xác? Vì nó buộc phải convert từ UID sang số điện thoại hoặc Email rồi mới có thể cho vào tài khoản để chạy quảng cáo. Bạn có chắc chắn nó an toàn?

Chạy quảng cáo bằng facebook UID có vi phạm chính sách ?

Thực tế là nếu như nó giúp bạn Convert thẳng từ UID sang số điện thoại thì giá nó là không hề rẻ nhé, vì đấy là hình thức bán data khách hàng, bị pháp luật Việt Nam cấm. (Tham khảo theo Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về các hành vi bị pháp luật cấm như sau: Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân )\

Vì thế nó không dám xuất thẳng ra thành số điện thoại hay email mà nó cho vào luôn tệp Custom Audience cho bạn để tránh bị soi. Như vậy bạn sẽ không biết chắc chắn được là thông tin có hoàn toàn chính xác không chỉ việc tin vào big data của họ thôi….

Chạy quảng cáo Facebook bằng UID có thể đem về 1000 đơn/ngày?

Tôi xin khẳng định lại việc chạy quảng cáo bằng UID sẽ chỉ đem lại cho bạn 1 tệp khách hàng “có thể” chất lượng thôi. Tại sao tôi dùng từ có thể vì việc bạn quét một group 100.000 thành viên trong lĩnh vực đó không phải tất cả 100.000 người đó đều là khách hàng tiềm năng. Vì sao? Tôi lấy 1 ví dụ vui như sau:

 1. Trong group đó có thể có 60.000 tài khoản là ảo, được add vô một cách không tự nguyện do chủ group muốn tăng nhanh về số lượng.
 2. 20.000 người trong đó có thể có nhu cầu từ vài năm trước hoặc đã mua hàng hay sử dụng dịch vụ khác.
 3. 10.000 người là những người bán hàng như bạn vào group đó để tranh thủ kiếm khách
 4. Vậy tệp khách hàng của bạn còn lại bao nhiêu phần trăm là tiềm năng như là quảng cáo, nó có khác gì so với việc bạn chạy bằng cách nhắm target trên Facebook?
Rồi bây giờ từ việc những người này thấy sản phẩm quảng cáo của bạn và đưa ra quyết định mua hàng là cả một chặng đường cực kỳ dài nhé. Tôi xin lấy thêm một ví dụ giả sử tôi nằm trong group tiềm năng mà bạn quét UID sao đó bạn quảng cáo sản phẩm tượng tự của bạn đến tôi thì tự hỏi bao nhiêu % tôi sẽ mua hàng từ bạn. Có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng của tôi:

 – Brand của bạn
 – Giá cả
 – Xuất xứ
 – Bảo hành
 – Vận chuyển
 – Chăm sóc khách hàng
 – Lợi ích tôi có được nếu chọn sản phẩm đó.
Các bạn phải hiểu Facebook là kênh khơi gợi nhu cầu khách hàng, không phải bạn cứ có cái UID rồi thảy quảng cáo vào new feed khách hàng là ra đơn đâu nha. Bạn có thể xem thêm bài viết các 

Chưa kể đến đó là việc các bạn cùng chạy quá nhiều ads đến cùng 1 tệp UID (vì cùng quét 1 fanpage mà) sẽ làm cho CPM tăng lên, áp lực hiển thị ads của facebook tăng lên, trải nghiệm người dùng tệ đi, họ ghét và không tin đến quảng cáo Facebook nữa.

Chạy quảng cáo Facebook UID thì cần chuẩn bị những gì:

Theo những gì mình đã phân tích thì quảng cáo Facebook bằng UID cũng không phải cái gì đó thần thánh hoá như họ nói, bạn cũng đã hiểu rõ bản chất nó là gì cách hoạt động ra sao bây giờ chỉ nằm ở việc bạn quyết định có chạy hay không, cá nhân mình thì không khuyến khích. Nhưng nếu bạn cảm thấy lĩnh vực của bạn cần phải chạy bằng cách này hoặc đơn giản bạn muốn tìm hiểu và trải nghiệm thì mình có một số lời khuyên sau:

 – Nên chạy trên tài khoản phụ, đừng dại dột sử dụng tài khoản chính bởi vì tài khoản cò thể bị gắn cờ bất cứ lúc nào mà Facebook cũng không thèm giải thích lí do cho bạn đâu
 – Chọn lựa đối tượng để quét UID thật khôn ngoan, nếu group thì xem độ active, chất lượng các bài chia sẻ, mục tiêu chính của group….
 – Nên mua tool của các nhà cung cấp có uy tín tránh mua trên mạng, hiện tại thì ATP software khá mạnh về mảng này
 – Tạo content phù hợp cho từng nhóm đối tượng mà bạn quét, các nhóm đối tượng cũng nên có số lượng lớn trên 200,000 để tránh chí phí ads tăng cao.

Có cách nào nhắm đối tượng khách hàng tốt hơn mà không cần chạy Facebook UID

Các bạn có thể tham khảo tìm hiểu thêm về cách tạo các tập đối tượng tuỳ chỉnh và tương tự trên Facebook nhé, đây là phương pháp mà Facebook khuyến nghị để bạn tiếp cận và mở rộng tập đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn. 

Mình sẽ có thêm 1 bài hướng dẫn chi tiết về cách này, nhưng mình sẽ nói sơ qua để các bạn nắm được.

 Facebook cho bạn tạo các tập khách hàng tuỳ chỉnh có thể là những người đã từng tương tác với Fanpage của bạn hoặc truy cập website của bạn, hoặc các website tương tự website của bạn. Từ đó bạn có thể tạo các tập đối tượng tự các đối tượng này để mở rộng nhóm khách hàng tiềm năng của bạn.

CHẠY QUẢNG CÁO FACEBOOK BẰNG TỆP UID CÓ HIỆU QUẢ?

Thí dụ bạn giày dép và có 1 số lượng khách hàng tương tác với fanpage bạn có thể tạo tập này và yêu cầu Facebook kiếm những khách hàng có hành động tương tự như những khách hàng của bạn rồi phân phối quảng cáo đến họ để mở rộng tập khách hàng như vậy bạn sẽ không phải mất công suy nghĩ và lựa chọn sở thích cho các tập đối tượng của bạn mà không biết liệu nó có chính xác không.

Kết luận về cách chạy quảng cáo bằng UID

Như mình đã phân tích ở trên thì bây giờ chắc bạn cũng đã hiểu hơn về cách chạy quảng cáo Facebook bằng UID là gì và có nên sử dụng nó hay không, cá nhân mình thì chân thành khuyên cái gì Facebook, Google đã cấm thì tốt nhất không nên làm, nếu bạn ngoan cố thì người thiệt chỉ có bạn.

Thứ hai tuyệt đối đừng tin vào những lời lẽ quảng cáo thần thánh hoá mà không bình tĩnh suy xét và dẫn đến những hành động mù quáng. Một sự thật hiển nhiên nếu họ có thể bán được 1000 đơn/ngày, thì không việc gì họ phải đi dạy và mất nhiều công đi rao bán tool này cho bạn, cái gì mà hiệu quả bạn có giấu nó thì người ta vẫn biết được. 

Thất bại trong việc chạy ads là điều chắc chắn không thể tranh khỏi kể cả người có kinh nghiệm lâu năm vẫn thường xuyên gặp phải, cái quan trong mà bạn cần là phải bình tĩnh xem xét các số liệu, phân tích hành vi và tâm lý khách hàng, phải biết được nguyên nhân vì sao mà mình thất bại thì mới có thể thành công được.

Các bạn có bất kỳ thắc mắc hay ý kiến gì hãy comment bên dưới nhé. Chúc bạn chạy ads thành công! 


Người tiêu dùng không phải là những người duy nhất biết đưa ra cam kết đầu năm, các doanh nghiệp lớn và nhỏ cũng làm điều tương tự. Và cũng giống như người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp sẽ đặt mục tiêu trở nên lành mạnh hơn và cắt giảm chi tiêu cho các khoản bổ sung không cần thiết.
Cam kết này nhằm cắt giảm chi phí và cắt giảm phần lớn ảnh hưởng đến các nỗ lực tiếp thị trực tuyến truyền thống (tức là quảng cáo). Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn 7 cách để tăng lưu lượng truy cập trang web của bạn với một ngân sách nhỏ.
7 CÁCH TĂNG NGUỒN TRAFFIC VỚI NGÂN SÁCH HẠN HẸP

1. TẬP TRUNG VÀO NICHE ĐẶC BIỆT   

Không tham gia vào một phân khúc cụ thể là cần thiết bất kể ngân sách tiếp thị, nhưng nó ngày càng trở nên quan trọng đối với ngân sách nhỏ hơn. Đơn giản là có thể đủ khả năng để kiểm tra nhiều niche khác nhau xem có hoạt động hay không.
Một câu hỏi quan trọng cần đặt ra trong khi bạn đang xem xét các niche khác nhau là liệu bạn có thu hẹp nó xuống đủ không. Ví dụ, săn bắn và câu cá là một khu vực thích hợp. Tuy nhiên, đàn ông từ 45 đến 65 tuổi thích câu cá là một lối đi riêng. Bạn cần có khả năng vẽ một bức tranh rõ ràng về người tiêu dùng trong thị trường ngách của bạn hoặc bạn sẽ cần tiêu rất nhiều tiền cho hoạt động quảng cáo.

2. SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CHIA SẺ MIỄN PHÍ

Không gian tiếp thị chứa đầy vô số công cụ và tài nguyên cho nhu cầu nghiên cứu và phát triển của bạn. Tuy nhiên, giá cả có thể sẽ khác nhau khá nhiều . Chọn sai công cụ với giá đắt đỏ có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh.
Thay vì tìm kiếm các công cụ tốn kém, hãy dành thời gian để nghiên cứu các lựa chọn miễn phí khác. Dưới đây là một vài công cụ phổ biến bạn có thể dựa vào để nghiên cứu, và sáng tạo.
Canva: Một trang chứa nhiều thiết kế có sẵn cung cấp cho bạn nhiều sản phẩm đẹp, chất lượng cao tại giá hợp lí.
Pablo: Một sản phẩm thậm chí còn được sắp xếp hợp lý hơn Canva, Pablo giúp bạn tạo hình ảnh với lớp phủ văn bản sáng tạo một cách dễ dàng. Lựa chọn của bạn bị hạn chế nhưng công cụ này cực dễ dàng sử dụng.
SEMRush: Với 10 tìm kiếm miễn phí mỗi ngày, SEMRush có thể giúp bạn tìm kiếm, phân tích và theo dõi nội dung phổ biến của đối thủ cạnh tranh.
BuzzSumo: Với 5 tìm kiếm miễn phí mỗi ngày, BuzzSumo giúp bạn phân tích nội dung và hoạt động tốt nhất cho bất kỳ chủ đề hoặc đối thủ cạnh tranh nào. Bạn có thể đào sâu hơn nữa để khám phá ra ai là người chia sẻ nội dung trên phương tiện truyền thông xã hội.
SimilarWeb: Tìm những nội dung có giá trị trên trang web của đối thủ cạnh tranh của bạn và khám phá những đối thủ cạnh tranh mới khác mà bạn không hề biết..
Chúng tôi chỉ liệt kê một vài công cụ quan trọng ở đây nhưng vẫn còn rất nhiều công cụ miễn phí khác được sử dụng miễn phí.  Tận dụng tối đa những công cụ này để phân tích đánh giá đối thủ cạnh tranh, nội dung và xác định cơ hội mới.
MEỌ: Trước khi sử dụng một công cụ miễn phí, trước tiên hãy xác định bạn cần gì để không để lãng phí thời gian.

3. NỘI DUNG SÁNG TẠO

Nếu không có một ngân sách lớn để chi trả cho hoạt động quảng cáo, bạn sẽ cần phụ thuộc vào cung cụ tìm kiếm có lưu lượng truy cập tự nhiên. Một yếu tố để xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm là tần suất những người khác liên kết đến nội dung của bạn (tức là backlinks) Liên kết các trang web hợp pháp hơn với bạn, điều đó càng khiến bạn xếp hạng cao hơn.
Một số doanh nghiệp muốn đi đường tắt và mua backlinks, nhưng điều này đi kèm với hậu quả. Nó có giá hàng trăm đô la và nó thực sự có thể làm ảnh hưởng tới bạn nếu bạn bị bắt. Thay vào đó, đi theo con đường hợp pháp và tạo nội dung mang lại giá trị nội dung cho người đọc.
Dưới đây là ba thành phần mà bạn có thể thêm vào nội dung của mình để tăng cơ hội nhận được backlinks:
  • Thông tin gốc: Là nguồn chính cho một phần thông tin mới và thông tin gốc, bất kỳ ai sử dụng thông tin đó đều có thể liên kết trở lại trang web của bạn để tham khảo.
  • Khả năng đọc: Nếu bạn không thể cung cấp tin tức mới, thì bạn có thể thay đổi cách trình bày để mang lại sức sống cho những thông tin hiện có. Rất nhiều dữ liệu quan trọng thường được trình bày nghèo nàn, và nếu bạn có thể làm mới bằng cách thêm gia vị làm cho bài viết hấp dẫn thì người đọc sẽ sẵn sàng chia sẻ nội dung bài viết của bạn.
  • Phỏng vấn: Đây cũng có thể được coi là thông tin gốc, nhưng phỏng vấn những người có ảnh hưởng nổi bật từ thị trường ngách của bạn là một cách tuyệt vời để thu hút người đọc vào trang web của bạn. Trong bất kì trường hợp nào cần trích dẫn thì hãy liên kết trở lại trang chính của bạn.

4. TÁI SỬ DỤNG NỘI DUNG CỦA BẠN

Tạo nội dung là một công việc tốn thời gian. Phải mất hàng giờ để nghiên cứu các nội dung gốc và sau đó bạn thực sự phải viết và phác hoạ hình ảnh liên quan. Sẽ thật lãng phí khi chỉ sử dụng các tác phẩm đó chỉ có một lần.
Để tối đa hóa giá trị nội dung của bạn, hãy tái sử dụng nó trên các kênh khác nhau như Medium, LinkedIn, Quora, v.v để tiếp cận độc giả mới. Cố gắng không chỉ sao chép và dán toàn bộ vào một nền tảng khác mà bạn nên chọn lọc đối tượng từng kênh.
Ví dụ, người đọc Quora muốn có câu trả lời cho câu hỏi của họ thay vì toàn bộ bài đăng trên blog. Trả lời ngắn gọn sau đó thêm một liên kết đề cập đến nội dung của bạn trong trường hợp họ muốn xem thêm.

6. TĂNG TRƯỞNG FAN FACEBOOK GROUP

Tại thời điểm viết bài, Facebook có hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng với hàng trăm triệu người tích cực tham gia vào các nhóm Facebook.
Các trang Facebook từng là mục tiêu để các nhà tiếp thị phát triển fanbase của họ. Mặc dù Facebook vẫn còn phổ biến, sự suy giảm phạm vi tiếp cận hữu cơ do các thuật toán cập nhật của Facebook đã khiến nhiều người chuyển sang các nhóm để xây dựng các cộng đồng tham gia. Đối với các nhà tiếp thị trên một ngân sách nhỏ, đây là tin đặc biệt tốt.
Xây dựng một lượng khách hàng trung thành và gắn bó cần mất thời gian. Thay vì liên tục thúc đẩy thương hiệu của bạn, nó rất đáng để bạn hiểu hơn về các thành viên trong nhóm của bạn. Họ thích nói về điều gì? Họ cần phải biết những gì? Họ thích đọc gì? Bạn cần cung cấp nội dung hấp dẫn và cách tiếp cận để thu hút sự chú ý của cộng đồng.

6. VIẾT BLOG HƯỚNG DẪN

Viết blog là một cách tuyệt vời để tạo ra nội dung luôn có sẵn thông qua các kênh tìm kiếm . Có hai cách để sử dụng blog để tạo thêm lưu lượng truy cập: là một blogger khách hoặc là blog chủ.

Viết bài chia sẻ lên blog khác
Là một blogger khách, bạn có được sự phân phối giữa một đối tượng mới. Dựa vào lượng đối tượng chính của blog thì đây là cơ hội tốt để bạn hướng được nhiều đến khách hàng tiềm năng.
Sau đây là cách tìm các blog mà chấp nhận Guest Blogging. Thử các từ khoá sau:
  • “Niche keyword+guest blogging”
  • “Niche keyword+guest author”
  • “Niche keyword+write for us”
Lưu Trữ Máy chủ
Không giống như thuê nhà văn bán thời gian viết bài với giá đắt đỏ, tiếp cận độc giả cho blog hầu như là miễn phí. Nhưng dù sao, hầu hết các blogger muốn tìm kiếm khách truy cập vào trang của họ.

7. KẾT NỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI CÓ GÂY ẢNH HƯỞNG

Cũng giống như bất kỳ ngành công nghiệp nào khác, biết đúng người có thể làm nên điều kỳ diệu cho thương hiệu của bạn. Rất nhiều nhà tiếp thị nhận ra điều này và đã biến nó thành một nhiệm vụ để spam mọi email. Điều này sẽ không có lợi cho bạn.
Phát triển mối quan hệ đòi hỏi các tương tác thực sự tương hộ lẫn nhau và những điều này cần có thời gian để vun đắp. Một tiến trình tổng quát bao gồm quy trình như sau:
  1. Theo dõi các ấn phẩm và kênh truyền thông xã hội của họ
  2. Tích cực tham gia đóng góp ý kiến và đặt câu hỏi
  3. Thường xuyên chia sẻ nội dung của họ và tag họ cho dù đó là thông qua blog hoặc phương tiện truyền thông xã hội của bạn.
  4. Khi bạn đã thực hiện việc này trong một thời gian, hãy liên hệ qua email. Đừng yêu cầu sự hợp tác ngay lập tức mà đơn giản giữ liên lạc với nhau.
Xây dựng mối quan hệ mất nhiều thời gian và bạn càng nuôi dưỡng thì càng có giá trị.

Digital Marketing, trong thời đại công nghệ 4.0, sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số, của social media ngày càng lớn mạnh. Các trang xã hội như Facebook, Youtobe, Tiktok, Instagram, Google, … số lượng người biết tới một trong số những trang này hoặc nhiều hơn là con số khổng lồ. Chính vì thế, giới trẻ thích cập nhật các xu hướng, có sở thích về tiếp thị – kinh tế, sáng tạo thường sẽ chọn ngành Digital Marketing. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về lĩnh vực này.

Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là gì?
Digital Marketing là gì?

Digital Marketing tức là tiếp thị bằng kỹ thuật số. Thực tế, gốc rễ của nó cũng bắt nguồn từ marketing cơ bản nhưng chia ra thành nhánh riêng tiếp cận với công nghệ và hiện đại hơn. Digital Marketing sử dụng nhiều công cụ để quảng bá sản phẩm, thương hiệu; tiếp cận khách hàng bằng mạng xã hội, thiết bị kết nối internet và ưu điểm đặc biệt nhất là tương tác được với khách hàng qua hình thức kỹ thuật số.

Ngành Digital Marketing học gì?

Khi bạn tham gia học ngành Digital Marketing, bạn sẽ được đào tạo đầy đủ các kiến thức tổng hợp về Công nghệ thông tin, marketing và truyền thông; cách xây dựng và triển khai một kế hoạch Marketing Online; cách thiết kế một trang web; thành thạo các công cụ Marketing online từ cơ bản đến nâng cao về  Website, SEO website, Mạng xã hội, Email marketing, Mobile marketing,…;
Ngoài ra bạn còn được trang bị đầy đủ các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện công việc, kỹ năng tổ chức sự kiện, ứng dụng công nghệ thông tin vào lập kế hoạch và quản trị các chiến dịch Marketing Online. Bạn được rèn luyện về khả năng giao tiếp tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành chuyên sâu về thương mại.
Sau khi học xong, có đầy đủ kiến thức và kỹ năng, sinh viên sẽ thực tập tại các công ty, tổ chức chuyên về quảng cáo – Advertising agency và Công ty truyền thông –  Media agency để trải nghiệm nghề nghiệp, tích lũy thêm kinh nghiệm để chuẩn bị vào môi trường làm việc thực sự.

Học ngành Digital Marketing ra trường làm gì?


Học ngành Digital Marketing ra trường làm gì?
Các vị trí trong ngành Digital Marketing sau khi ra trường?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được trang bị đầy đủ các kiến thức để làm việc về chuyên ngành Digital Marketing có thể trở thành:
  • Chuyên viên PR & Marketing online
  • Chuyên viên sáng tạo và phát triển nội dung marketing
  • Chuyên viên quản trị, chăm sóc Fanpage và chạy quảng cáo
  • Chuyên viên Chăm sóc khách hàng
  • Chuyên viên thiết kế, quản trị website và phát triển cộng đồng
  • Chuyên viên tổng hợp và phân tích dữ liệu online
  • Chuyên viên SEO, SEM
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường trên internet
  • Chuyên viên social media marketing

Yêu cầu của ngành Digital Marketing

Bất cứ ngành nghề nào cũng cần có yêu cầu riêng dành cho người học và làm việc. Bởi không phải ai cũng đủ khả năng để theo đuổi một lĩnh vực mà không đáp ứng đủ các yêu cầu cần thiết của nó. Đối với ngành Digital Marketing, bạn cần là người có khả năng tư duy suy luận logic, khoa học, có tầm nhìn tốt để đặt ra các chiến lược marketing phù hợp và chính xác. Bạn cần có não phân tích dữ liệu, con số tốt và đặt ra các mục tiêu, hướng đi đúng đắn. Làm bất cứ việc gì cũng vậy, quan trọng nhất là bạn phải có đam mê với ngành nghề này, có sở thích với công nghệ, công cụ, phần mềm và thích theo dõi, cập nhật các xu hướng tốt về social media cùng các hình thức marketing của nó.
Nếu bạn còn đang băn khoăn về chọn ngành Digital Marketing thì sau bài viết này bạn đã có thể hiểu rõ hơn về nó và có thể quyết định theo đuổi con đường này hay không. Còn nếu bạn có sở thích và đang ở trên con đường này thì bạn có thể tham khảo và cải thiện các yếu tố mình còn thiếu để có thể thành công trong lĩnh vực Digital Marketing.

Xu hướng Marketing luôn thay đổi. Các công nghệ và chiến thuật mới liên tục tạo ra làn sóng, và cách duy nhất bạn có thể duy trì hoạt động là luôn cập nhật các xu hướng. Đối với năm 2019, hãy đặt mục tiêu đi trước các xu marketing sắp tới.
Trong bài đăng này,  tôi sẽ phác thảo 5 xu hướng  marketing sẽ bủng nổ cho các nhà bán lẻ.
5 XU HƯỚNG MARKETING CẦN TẬP TRUNG VÀO NĂM 2019

ĐÁNH GIÁ LÀ MỘT TRONG NHỮNG XU HƯỚNG MARKETING

Người tiêu dùng hiện tại dành rất nhiều thơi gian để tìm kiếm về thương hiệu và sản phẩm của bạn trước khi quyết định mua bất kì sản phẩm nào. Đừng nản lòng. Khi người tiêu dùng muốn tìm hiểu thêm về bạn, đó là một dấu hiệu tuyệt vời. Họ đang suy nghĩ trước khi thực hiện giao dịch và đơn giản muốn đảm bảo rằng đó là lựa chọn đúng đắn.
5 XU HƯỚNG MARKETING CẦN TẬP TRUNG VÀO NĂM 2019
Khi họ nhập "[Sản phẩm / Nhãn hiệu] Đánh Giá" vào công cụ tìm kiếm, cách tốt nhất của bạn là có sẵn các đánh giá trung thực, chất lượng cao. Có nhiều cách để thu thập đánh giá từ khách hàng. Đây là một cách để làm tốt cho thương hiệu của bạn.
  • Hợp tác với các blogger  
  • Gửi email theo dõi cho khách hàng và yêu cầu đánh giá
  • Khuyến khích khách hàng hài lòng đăng đánh giá để có cơ hội giành giải thưởng hoặc giảm giá

XU HƯỚNG MARKETING: TÌM KIẾM BẰNG GIỌNG NÓI

Tìm kiếm bằng giọng nói là một chủ đề tương đối mới trong tiếp thị, nhưng khi các thiết bị như Amazon Echo Dot và Google Home tràn ngập thị trường, một điều rõ ràng: tìm kiếm bằng giọng nói sẽ có tác động lớn đến thói quen và sở thích của người tiêu dùng.

Theo ComScore, 50 phần trăm tất cả các tìm kiếm sẽ là tìm kiếm bằng giọng nói vào năm 2020. Hơn nữa, khoảng 30 phần trăm tìm kiếm sẽ được thực hiện mà không có màn hình, thông qua các công cụ của bên thứ ba (điện thoại thông minh, iPad và các công cụ khác có thể phản ứng với lời nhắc bằng giọng nói).
5 XU HƯỚNG MARKETING CẦN TẬP TRUNG VÀO NĂM 2019

Bởi vì đây là một chủ đề mới, vì vậy cần lập kế hoặch trước. Đây là những gì bạn có thể làm bây giờ để luôn đứng đầu trong tìm kiếm bằng giọng nói:

Tối ưu hóa nội dung

Hãy chắc chắn rằng bạn có các công cụ SEO thích hợp. Hầu hết các tìm kiếm là truy vấn địa phương. Sử dụng công cụ lập kế hoạch từ khóa để đảm bảo bạn có thể nhắm mục tiêu các từ phổ biến mà mọi người có khả năng nói nhiều hơn. Xem xét các thuật ngữ thông tục, biệt ngữ địa phương và mức độ phù hợp của sản phẩm của bạn.

Thành ngữ thông tục

Về chủ đề topic thông thường, bạn cần xem xét thói quen của người tiêu dùng. Khi họ tìm kiếm một cái gì đó trực tuyến, việc cụ thể và nhập các cụm từ như "Váy dạ hội nữ cỡ 4." sẽ dễ dàng hơn nhiều. Với tìm kiếm bằng giọng nói, nhiều khả năng người dùng sẽ tìm kiếm như họ nói, "Trang phục dạ hội lạ mắt". Đây là chủ quan hơn nhiều. Một cách để giải quyết vấn đề này chỉ đơn giản là thông qua thử nghiệm và hiểu rõ hơn về cách khách hàng nói.

XU HƯỚNG MARKETING: SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI

Sự gia tăng của điện thoại di động không phải là tin tưccs mới, nhưng đang bị đánh giá thấp trong thời điểm công nghệ hiện tại. Vào tháng 1 năm 2018, số người dùng điện thoại di động đạt 3,7 tỷ và con số sử dụng di động sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, có nghĩa là di động truy cập internet và mua sắm cũng sẽ tiếp tục tăng. Là một nhà tiếp thị kỹ thuật số, bạn cần tận dụng quảng cáo di động để phát huy hết tiềm năng của nó.

Dưới đây là một vài bước ngay lập tức bạn có thể thực hiện:

Google đã nói rõ rằng các trang web cần phải thân thiện với thiết bị di động hơn. Điều tốt nhất bạn có thể làm là tối ưu hóa chúng cho các thiết bị di động.

Bạn có biết điện thoại di động chiếm 64 phần trăm của tất cả các lần nhấp tìm kiếm của Google không? Nếu bạn không tạo quảng cáo thân thiện với thiết bị di động, bạn đang lãng phí rất nhiều tiền tiếp thị.

XU HƯƠNG MARKETING: DỰA VÀO NGƯỜI KHỔNG LỒ

5 XU HƯỚNG MARKETING CẦN TẬP TRUNG VÀO NĂM 2019

Trong khi Google và Facebook thống trị lĩnh vực kỹ thuật số, lịch sử gần đây của họ đã chứng kiến nhiều sự không hài lòng từ người sử dụng. Khi mối quan tâm về quyền riêng tư và kiểm duyệt gia tăng, người tiêu dùng đang chuyển hướng chú ý sang các nền tảng thay thế. Có thể sẽ không có sự biến đổi lớn giữa các kênh lớn này, nhưng cũng là điều cần lưu ý.

Ví dụ: hãy xem xét REAL.VIDEO, giải pháp thay thế cho YouTube. Khi YouTube tiếp tục kiểm duyệt video, những người sử dùng sẽ tìm nơi khác để xuất bản nội dung. Người xem của họ có thể sẽ theo sát phía sau.

XU HƯỚNG MARKETING: NGƯỜI GÂY ẢNH HƯỞNG

XU HƯỚNG MARKETING: NGƯỜI GÂY ẢNH HƯỞNG

Sự gia tăng người ảnh hưởng đã tăng rất lớn trong vài năm qua và sẽ không dừng vào năm 2019. Người tiêu dùng đang tìm kiếm nội dung trực tuyến trên mạng từ những người sử dụng chúng (không phải thương hiệu) – những người có niềm đam mê hay trải nghiệm sử dụng sản phẩm . Những người ảnh hưởng này là những người thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm của họ, không phải người nổi tiếng.

Các thương hiệu đã nhanh chóng bắt kịp, hợp tác với những người có ảnh hưởng phổ biến có liên quan đến thương hiệu và sản phẩm của họ. Người dùng Twitter tin tưởng những người có ảnh hưởng cũng như họ tin tưởng bạn bè của mình. Các nhà tiếp thị không thể bỏ qua điều này.

Dưới đây là một số cách để quản lý các chiến dịch ảnh hưởng của bạn hiệu quả hơn vào năm 2019:
  • Đặt mục tiêu cụ thể.
  • Biết chính xác những gì bạn muốn đạt được sẽ giúp bạn cộng tác với những người có ảnh hưởng hiệu quả hơn.
  • Tạo bước đệm.
Nếu bạn có ý tưởng về những gì bạn muốn người ảnh hưởng của mình về lĩnh vực gì và họ cần làm gì, đừng ngần ngại chia sẻ. Điều này rất hữu ích cho quá trình sáng tạo của họ và đảm bảo nội dung của họ được liên kết với thương hiệu của bạn.

Đa dạng hóa các chiến dịch ảnh hưởng của bạn.
Đảm bảo bạn đã dành ngân sách để làm việc với nhiều hơn một người gây ảnh hưởng. Cũng giống như bất kỳ chiến thuật marketing nào khác, bạn cần thử nghiệm các phương pháp khác nhau.