SEO onpage Youtube là gì? Nếu bạn đã từng làm SEO cho website hay youtube sẽ nhận ra 1 điều rằng, chỉ cần nội dung video mình tốt, tập trung tối ưu seo onpage nữa, thì video cũng đủ để lên top rồi, chưa cần đi backlink, seo offpage làm gì.
Và thực tế khi mình bắt đầu làm affiliate với youtube mình cũng hoàn toàn không biết 1 tí gì về seo offpage hay đi backlink, chỉ tập trung vào tối ưu onpage nhưng các video cũng lên và giữ top rất nhiều từ khóa.
Trong bài này, mình sẽ hướng dẫn các bạn 11 yếu tố – theo mình, nó ảnh hưởng nhất tới và cần tập trung tối ưu nhất với seo onpage youtube.
Seo onpage youtube là gì?
SEO Onpage Youtube là toàn bộ những việc bạn phải làm trong quá trình tạo video, trước khi bấm vào nút xuất bản video. Ví dụ như tối ưu “tiêu đề, mô tả, thẻ tag, tối ưu kênh,…”.
Cụ thể hơn là như nào, hãy cùng đọc 12 yếu tố ảnh hưởng tới seo onpage youtube nhất 2019 theo kinh nghiệm cá nhân của mình, theo gợi ý của vidIQ và Youtube dưới đây.
11 yếu tố cần tối ưu cho seo onpage youtube 2019
1. Tối ưu tiêu đề trong 60 ký tự đầu tiên
Tiêu đề video luôn luôn là điểm cần lưu ý đầu tiên trong tối ưu onpage youtube.
Theo vidIQ, 1 tiêu đề tốt là trong 60 ký tự đầu tiên phải chứa đầy đủ nội dung, thông tin, từ khóa trong đó. Vì sao?
Mình lấy luôn ví dụ, bạn search ‘cách giảm cân’ trên giao diện Laptop hoặc PC, tiêu đề video chỉ hiện ra khoảng 50 ký tự đầu tiên, sau là dấu …, và khi bạn search trên điện thoại, tiêu đề hiện ra khoảng 60 ký tự.
|
Tiêu đề trên giao diện PC chỉ hiện khoảng 50 ký tự |
Ok, bạn thử test cả trên PC và mobile xem đúng ko nhé!
Một mẹo nữa để tăng CTR (tỉ lệ click vào video) là trong tiêu đề nên chứa yếu tố định lượng, như ’10 cách, 15 mẹo, 19 lưu ý…’, hoặc chứa các cụm từ gây sự thu hút, chú ý, như ‘[CẢNH BÁO], [TIẾT LỘ], [SỰ THẬT]’ …
2. Ảnh thumbnail (hình thu nhỏ tùy chỉnh) của video
Ảnh thumb cho video là yếu tố quan trọng thứ 2 sau Tiêu Đề, giúp tăng CTR cho video rất tốt.
Hãy ngưng cách dùng ảnh thumb mặc định của video, hay làm ảnh 1 cách cẩu thả, thiếu tính thu hút.
Bây giờ có rất nhiều nền tảng thiết kế online giúp bạn nhanh chóng tạo được 1 ảnh thumbnail video đúng kích cỡ, bắt mắt. Nền tảng mình hay sử dụng nhất là
Canva.
Nếu bạn không có gu về thiết kế, bí ý tưởng (kiểu như mình) thì cách tốt nhất là đi spy xem đối thủ làm thế nào, rồi mình học hỏi theo thôi. (học hỏi chứ không phải là sao chép 100% nhé).
3. Mô tả khi seo youtube
Công thức mình thường làm cho 1 mô tả của video là như này:
- Sao chép lại tiêu đề
- Link Affiliate mua sản phẩm.
- Mô tả ngắn cho sản phẩm, khoảng 500 – 1000 ký tự.
- Link Theo dõi kênh, kèm kêu gọi mọi người Like, Share, Theo dõi kênh.
- Các link trỏ về FB cá nhân, Fanpage, Group, Website,…
- Hashtag cho video.
Youtube mới cập nhật tính năng này vào 2018, mỗi video bạn có thể thêm tối đa 3 hashtag.
Để thêm hashtag bạn chỉ cần thêm dấu # đằng trước từ khóa là được.
Hashtag nên có liên quan tới tiêu đề video (nhưng không nên trùng 100%), liên quan tới sản phẩm.
4. SEO youtube có cần Thẻ tag không.
Youtube cho phép phần thẻ tag tối đa là 500 ký tự, nhưng các bạn không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào trong đó mà không có sự phân tích, sắp xếp cụ thể.
Cách tìm và thêm thẻ tag hiệu quả nhất là sử dụng các công cụ phân tích từ khóa, chọn ra các từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất hàng tháng để thêm vào.
Công cụ gợi ý: https://keywordtool.io/
|
Sử dụng Keywordtool giúp bạn tìm được các từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất hàng tháng trên youtube và google. |
5. Share video lên các nền tảng Social.
Phần này mình khuyến nghị các bạn sử dụng công cụ IFTTT, 1 công cụ miễn phí nhưng rất bá đạo.
IFTTT sẽ tự động share video của bạn lên hàng chục nền tảng Social khác mỗi khi bạn xuất bản 1 video trên kênh youtube mà không cần phải làm gì thêm.
|
IFTTT tự động share video của bạn lên hàng chục nền tảng khác nhau. |
Nếu bạn không biết sử dụng công cụ này thì có thể tự share bằng tay, bằng cách bấm vào nút ‘Chia sẻ’ ở bên dưới video, và share lên các nền tảng được youtube gợi ý trong đó.
|
Share video lên các nền tảng được Youtube gợi ý |
Tất nhiên là trước đó bạn phải tạo các tài khoản này trước đã. Một lưu ý trước khi các bạn bắt tay vào tạo, đó là tất cả các nền tảng đều phải đồng bộ từ Tên, Avatar, có mô tả ngắn nhưng đầy đủ, có link trỏ về kênh Youtube, website (nếu có).
6. Thêm thẻ cho video
Thẻ, ở phần này nghĩa là tới 1 thời gian nhất định nào đó do bạn chọn, video sẽ xuất hiện 1 thanh điều hướng sang nội dung khác. Bạn được thêm tối đa 5 thẻ trong 1 video.
Bạn có thể điều hướng tới 1 video hoặc 1 danh sách phát, điều hướng tới 1 kênh khác, 1 cuộc thăm dò ý kiến, hoặc 1 liên kết (nếu kênh đã được bật kiếm tiền).
Ví dụ như hình bên dưới, ở giây thứ 35, mình chèn thẻ qua 1 video khác, và khi video chạy tới giây thứ 35 sẽ có 1 thanh xuất hiện trên đầu video như hình.
7. Thêm màn hình kết thúc.
Tương tự với phần thêm Thẻ, thêm màn hình kết thúc cũng là 1 gợi ý của vidIQ trong các checklist giúp tối ưu hóa onpage cho video.
Bạn có thể sử dụng các mẫu có sẵn của Youtube hoặc lấy mẫu từ video bạn đã làm trước đó.
|
Theo gợi ý của vidIQ, thêm Màn hình kết thúc cho video là 1 trong các checklist giúp tối ưu cho video hơn. |
Phần 6&7, thêm Thẻ và Màn hình kết thúc cho video là các gợi ý của của vidIQ trong checklist các yếu tố giúp tối ưu hơn cho video.
Thường thì nếu siêng mình sẽ làm phần này, hoặc muốn điều hướng sang 1 video nào đó. Còn không thì mình rất ít khi làm 2 bước này, vì số lượng video mình làm nhiều, để làm thêm 2 bước này sẽ khá tốn thời gian và mất công.
8. Bình luận Checklist SEO youtube
Có 2 yếu tố bạn cần lưu ý trong phần bình luận
GHIM 1 BÌNH LUẬN
Phải có 1 bình luận được ghim lên top. Ở đây để làm cho nhanh, thường mình sẽ copy toàn bộ phần mô tả để cmt xuống, xong ghim lên top.
LIKE, THẢ TIM VÀ PHẢN HỒI TẤT CẢ CÁC BÌNH LUẬN
Phần này mình nghĩ nó cũng giống thuật toán của FB thôi, 1 video mà có nhiều lượt tương tác, phản hồi chắc chắn sẽ được ưu tiên hiển thị hơn 1 video không có gì cả.
Vậy thì đừng nên tiếc 1 vài giây để like, tim và rep tất cả các bình luận của người dùng trên video của bạn nhé.
9. Đã được thêm vào một danh sách phát (playlist).
Trước khi tiến hành tạo video, bạn phải tạo sẵn 1 playlist và tối ưu cho playlist đó như tiêu đề, mô tả, link afffiliate mua hàng.
Thêm video vào playlist giúp tăng đáng kể điểm SEO onpage video của bạn trước khi xuất bản.
10. Kênh đã được bật kiếm tiền
Tương tự bên website có check list tuổi đời website, web tuổi đời càng cao thì càng ảnh hưởng tới xếp hạng.
Thì Youtube cũng có 1 checklist gần giống như vậy, đó là kênh đã được bật kiếm tiền sẽ được ưu tiên hơn các kênh mới tạo, chưa được BKT.
Nhưng có nên BKT cho kênh khi làm Affiliate không?
Cá nhân mình thì không. Không được bao nhiêu tiền mà còn ảnh hưởng đến trải nghiệm người xem.
Bỏ 1 checklist này đi và tối ưu các checklist còn lại cũng là 1 hướng hay.
11. Thêm hình mờ thương hiệu vào video.
Phần này mình có hướng dẫn trong phần Tạo kênh và tối ưu kênh youtube ở bài trước.
Kết luận Checklist SEO youtube
Trên đây là 11 yếu tố giúp bạn tối ưu cho video của mình tốt hơn, từ đó giúp thứ hạng xuất hiện trên youtube của bạn được cải thiện hơn.
Các yếu tố này một phần là từ kinh nghiệm cá nhân, 1 phần là từ gợi ý của vidIQ và 1 phần là gợi ý của Youtube
Cá nhân mình thì đang tập trung vào các yếu tố này là chính: Tiêu đề, mô tả, thẻ tag, ảnh thumb, Share social, Playlist và bình luận.
Ngoài ra, còn 3 yếu tố để video của bạn lên top nữa đó là: ĐÚNG – ĐỦ – ĐỀU.
Làm ĐÚNG theo các checklist trong bài viết này; làm ĐỦ lượng từ khóa chứ không spam quá nhiều hoặc quá ít; và làm ĐỀU, đều đặn 1 video/ngày hoặc 3 video/tuần hoặc 1 con số nào đó theo KPI bạn tự đặt ra.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp mọi người được thêm nhiều kiến thức mới.
Liên hệ